SAS SOLUTIONS

Hotline: 094 67 127.09
Email: congty.sassolutions@gmail.com

Dịch vụ SEO tại Đà Nẵng

  07/11/2019


Công nghệ Blockchain là gì? Đây là một câu hỏi rất nhiều người đặt ra nó tuy là một công nghệ khá mới mẻ nhưng đang dần nóng lên toàn cầu. Trong thời gian gần đây những bàn luận về Blockchain gây ra nhiều tranh cãi gay gắt. Và từ đó một thắc mắc rằng liệu công nghệ này còn có thể tiếp tục con đường của chúng đến khi được chấp nhận và tích hợp với internet. Để hiểu chi tiết hơn về công nghệ này các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

 

 

Blockchain là gì?
Blockchain được hiểu đơn giản nhất đó chính là một công cụ cho phép truyền tải dữ liệu vào hệ thống mã hóa. Các dữ liệu truyền tải vào sẽ được liên kết với nhau và được quản lý chung bởi tất cả mọi người, những người tham gia hệ thống này.

Công nghệ Blockchain là gì?

Theo các chuyên gia họ ví Blockchain như một cuốn sổ cái của công ty, nơi mà mọi hoạt động liên quan tới tiền của công ty đều được giám sát một cách chặt chẽ và sát sao.

Công nghệ Blockchain với những tính năng khá là đặc biệt khi truyền tải dữ liệu thì không cần phải đến một trung gian để xác nhận những dữ liệu đó. Mà trong hệ thống công nghệ này có các nút độc lập và có thể tự xác thực được những dữ liệu truyền tải vào. Tuy được quản lý chung nhưng những dữ liệu này không bị thay đổi mà nếu có thay đổi hay thêm bớt thì luôn phải có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống.

Chính điều này tạo nên một sự an toàn tuyệt đối cho dữ liệu kể cả khi một phần của hệ thống bị hỏng thì những phần khác vẫn tiếp tục bảo vệ được mọi thông tin dữ liệu và mạng lưới vẫn hoạt động một cách bình thường.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain.

Công nghệ này hoạt động với nhiều nguyên lý và dưới đây là những nguyên lý cơ bản nhất.

Nguyên lý mã hóa.

Để có thể thực hiện các giao dịch trên Blockchain thì cần đến một phần mềm để bạn có thể lưu trữ và thay đổi các ví điện tử (Bitcoin). Chính các ví tiền điện tử này sẽ được bảo vệ bằng các mã hóa đặc biệt đó là bảo mật duy nhất gồm các khóa công khai và khóa riêng tư.

 

 

Blockchain hoạt động trên nguyên lý mã hóa và nhiều nguyên lý khác.

Nếu mã hóa bằng khóa công khai thì chỉ có chủ sở hữu của khóa riêng tư trùng với khóa công khai mới có thể giải mã và nắm được nội dung dữ liệu có trong đó. Ngược lại, khi không trường hợp nào có thể mở được khóa. Công nghệ Blockchain luôn được duy trì ở trong các mạng ngang hàng kết nối với nhau.

Trong trường hợp bạn yêu cầu một mã khóa riêng tư thì bạn sẽ được tạo một chữ ký điện tử trong máy tính có mạng lưới công nghệ Blockchain. Công nghệ này kiểm tra tính xác thực của giao dịch và chủ thể nếu đúng thì sẽ được cung cấp mã khóa riêng gồm một chuỗi các ký tự.

Nguyên tắc sổ cái.

Trong Blockchain thì mỗi nút đều lưu giữ một bản sao của dữ liệu khi đưa vào vì thế mà mỗi lần thay đổi dữ liệu thì hệ thống lại lưu trữ lại. Ví dụ để biết số dư tài khoản trên ví điện tử của bạn thì bạn cần phải xác nhận mọi giao dịch diễn ra có liên quan đến ví điện tử của bạn.

Để xác định được những số dư trong ví điện tử thì phải cần đến tính toán dựa vào những liên kết của giao dịch trước đó. Những liên kết này như là giá trị đầu vào và các nút trong Blockchain sẽ xác minh tổng số tiền của những giao dịch đó xem có chính xác hay không? Để gửi tới Bitcoin. Trong Blockchain có một bản ghi sẽ lưu trữ những Bitcoin chưa được dùng và các nút cũng lưu trữ những bản ghi này vì thế mà ví điện tử sẽ tránh được tình trạng tiêu  nhiều lần.

Nguyên lý tạo khối.

Các dữ liệu hay giao dịch sau khi được đưa lên hệ thống Blockchain sẽ được nhóm vào các khối khác nhau. Những giao dịch nào mà chưa được thực hiện cũng được tạo thành 1 khối riêng và cọi như chúng chưa được xác nhận.

Thậm chí, mỗi nút cũng có thể nhóm các giao dịch lại với nhau thành một khối và gửi nó vào mạng lưới chung. Sau khoảng 10 phút thì mỗi khối lại được tạo ra vì thế trong hệ thống này thì luôn có một số lượng lớn các máy tính tập trung vào việc đưa ra các dãy số để tạo khối.

 

 

Nguyên lý tạo khối được sử dụng trong công nghệ Blockchain.

Thuật toán bảo mật Blockchain.

Trong quá trình tạo khối nếu có sự bất động nào đó về khối thì hệ thống sẽ lại xem xét. Ví dụ nếu giao dịch xảy ra trong 1 khối có đuôi ngắn hơn thì khối bên đó sẽ được giải quyết tiếp theo. Còn các khối giao dịch khác được nhóm và khối chưa được xác nhận.

Các giao dịch trong hệ thống công nghệ Blockchain này luôn được bảo vệ với sự tính toán kỹ lưỡng nhất. Vì thế mà rất khó khăn cho kẻ nào muốn tấn công hay cạnh trạnh với hệ thống này. Thế nên giao dịch trên hệ thống này luôn an toàn theo thời gian.

Các loại Blockchain.

Blockchain có 3 loại cơ bản như sau:

Blockchain Public.

Với loại này thì ai cũng có quyền đọc và lưu dữ liệu trên hệ thống. Vì thế mà để thực hiện giao dịch trên hệ thống này thì cần phải có nhiều nút tham gia.

Private.

Blockchain Private nghĩa là người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu mà không có quyền ghi dữ liệu lên hệ thống. Vì vậy mà cần phải đến các tổ chức trung gian nên thời gian xác nhận giao dịch khá là nhanh và không cần quá nhiều các thiết bị tham gia xác thực của giao dịch.

Permissioned.

Chúng tương tự như Privata nhưng có thêm một số tính năng bổ sung riêng ví dụ như các tổ chức tài chính sẽ tự tạo một Blockchain cho riêng mình.

Các phiên bản của công nghệ Blockchain.

Công nghệ này gồm 3 phiên bản đó là phiên bản 1.0 tiền tệ và thanh toán làm những công việc liên quan tới tiền mã hóa như đổi tiền tệ, kiều hối….

 

 

Công nghệ Blockchain có nhiều phiên bản khác nhau.

Với phiên bản 2.0 tài chính và thị trường ứng dụng để xử lý những gì liên quan đến tài chính và ngân hàng bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, quyền sở hữu…

Công nghệ 3.0 thiết kế và giám sát hoạt động chuyên về các lĩnh vực như chính phủ, y tế, giáo dục, nghệ thuật…

Đặc điểm của công nghệ Blockchain.

Công nghệ Blockchain này có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Không thể làm giả hay phá hủy các giao dịch, liên kết có trong chuỗi Blockchain.

Dữ liệu trong hệ thống Blockchain cũng không thể sửa chữa, và nó lưu trữ được mãi mãi theo thời gian.

Mọi dữ liệu trong hệ thống này được giữ bảo mật một cách tuyệt đối và an toàn.

Thêm vào đó thì mọi dữ liệu trong hệ thống ai cũng có thể theo dõi và xem được cả giao dịch trước đó.

Với công nghệ này được xem như là một hợp đồng kỹ thuật số bởi phải có đoạn code nhúng vào thì chúng mới thực thi mà không cần đến trung gian.

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong cuộc sống.

Công nghệ Blockchain này không có gì xa lạ nó được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong mọi mặt của đời sống như:

Ứng dụng trong thanh toán: Với công nghệ này đem lại sự thuận lợi trong vấn đề thanh toán kể cả khi bạn không sử dụng đến ví điện tử.

 

 

Blockchain được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày.

Ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng: Với những tính năng tuyệt vời chúng có thể đem lại sự minh bạch trong việc quản lý chuỗi cung ứng.

Ứng dụng để quản lý tài sản: Công nghệ này sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản bằng cách tạo ra những hồ sơ trong thời gian thực chuẩn xác nhất.

Ứng dụng trong ngân hàng, trong giáo dục, y tế trong nông nghiệp…Nói tóm lại, chúng có rất nhiều các ứng dụng hữu ích trong cuộc sống của chúng ta.

Trên đó là mọi thông tin về công nghệ Blockchain hy vọng đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất. Để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác các bạn hãy theo dõi các bài viết trên trang web của chúng tôi.